Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo đông đảo tín đồ thuộc Ngũ Chi Đại Đạo. Đạo Thiên Chúa ra đời sau đạo Phật 544 năm. Là tôn giáo lâu đời và gây ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của nghệ thuật, triết học… Bạn đã có thể bắt gặp hình ảnh Thiên Chúa trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thế nhưng bạn có đủ tự tin khẳng định đã hiểu hết về thế giới của Tranh Chúa Giê-su chưa? Sẵn sàng đến với thế giới đó chưa nào? Bắt đầu thôi!
Chúa Giê-su là ai, vì sao nên treo tranh chúa Giê-su?
Chúa Giê Su là người đã khai sinh ra đạo Thiên Chúa. Được Thiên Chúa phái đến nhân gian để cứu độ Chúa dân và ban phước lành tốt đẹp đến cho con người. Ngài là người thầy soi sáng cho những tội nhân lầm đường lạc lối, cam chịu khổ hình của nhân loại. Vì vậy, các tín đồ đều kính cẩn xem ngài là “đấng cứu thế” của nhân loại.
Sự ra đời của Chúa Giê-su
Khoảng năm thứ 6 trước công nguyên, Đức Chúa Giê-su đã được sinh ra bởi mẹ ngài là Maria. Ngài sinh ra trong một gia đình rất nghèo khó. Cha Joseph là thợ mộc. Mẹ Maria may vá sống tạm qua ngày. Sự ra đời của Chúa Giê-su là một phép màu kì diệu.
Trước khi hạ sinh đứa con đầu lòng, bà Maria đã được thiên thần báo mộng rằng sẽ sinh ra một vĩ nhân của loài người. Đúng giữa đêm ngày 24 tháng 12, chúa hài đồng được sinh ra trên máng cỏ cạnh chuồng ngựa trong hang đá.
Sự ra đời của Chúa Giê-su đã khiến vua Hérode lo sợ về quyền lực của mình. Tên bạo chúa cho giết tất cả những đứa bé từ hai tuổi trở xuống để tiêu diệt Chúa. Nhưng vì có thiên thần báo mộng, ngài đã chạy thoát và trở về khi đã 12 tuổi.
Cuộc đời của Chúa Giê-su và cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su
Năm 12 tuổi, chúa Giê-su đến đền thờ Jérusalem. Cuộc đời của Chúa Giê-su xảy ra nhiều biến cố từ đây. Chúa đã say mê thuyết giảng khiến ai cũng ngạc nhiên về trí thông minh và lời nói thuyết phục thần kì của ngài.
Đến năm 30 tuổi, cuộc đời của Chúa Giê-su bắt đầu những kiếp khổ nạn. Sau khi rời gia đình, ngài bắt đầu khởi hành cuộc rao giảng giáo lý và thực hiện ơn cứu độ.
Câu chuyện thú vị về chúa
Một lần, khi Chúa đang rửa tội với Thánh Jean, khi ngài vừa bước lên bờ, trên không trung hiện hào quang sáng chói, thiên thần mừng vui. Sau đó, ngài được dẫn đến vùng sa mạc chịu thử thách của quỷ Satan. Ròng rã suốt 40 ngày bị quỷ cám dỗ nhưng ngài đều vững dạ. Quỷ vương đành chịu thua.
Ngài lại đi rao giảng khắp nơi, ban phát phép màu cho những ai đau khổ, bệnh tật. Để giúp đỡ nhân loại nhiều hơn, ngài lập nên Hội Thánh gồm 12 tông đồ. Ảnh hưởng của Chúa càng lớn, càng có nhiều thế lực ghen ghét muốn lật đổ ngài.
Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su bắt đầu từ đây. Trong thời gian này, một tông đồ tên Judas đã phản bội lại ngài, khiến ngài bị bắt, chịu sự nhạo báng và phải đeo vòng gai trên đầu. Sau đó, ngài đã bị đóng đinh và chết.
Tranh, ảnh Chúa Giê-su trong văn hóa phương Tây
Đánh giá ý nghĩa của tranh chúa Giê-su như thế nào?
Với sự thống trị về hình ảnh Chúa Giê-su trong nghệ thuật phương Tây, ngạc nhiên là điều này lại gây nhiều tranh cãi. Vấn đề ở đây là làm thế nào để thể hiện trọn vẹn bản chất thần thánh và con người của Chúa Giê-su trong bất kỳ hình ảnh Chúa Giê-su trong khía cạnh nghệ thuật.
Dù hình ảnh Chúa Giê-su còn gây nhiều tranh cãi, Chúa vẫn gợi lên một làn sóng nghệ thuật phong phú trong văn hóa phương Tây , một làn sóng mà nay đã lan rộng sang các nền văn hóa khác với sự mở rộng toàn cầu của Thiên Chúa giáo trong thế kỷ 19 và 20.
Những tác phẩm để đời
Một loạt các tác phẩm- mang hình ảnh Chúa Giê-su –đặc trưng cho lịch sử nghệ thuật châu Âu từ thời Trung cổ trở đi. Thật vậy, nghệ thuật tôn giáo, đặc biệt tập trung vào hình ảnh Chúa Giêsu, có thể được cho là sự nỗ lực, khát vọng thống trị trong nền nghệ thuật châu Âu.
Trong các hình ảnh Chúa Giê-su, ngài được miêu tả chủ yếu theo hai cách: trên thập tự giá và trên ghế phán xét. Hình ảnh Chúa Giê-su trên thập tự giá đã trở thành biểu tượng của Thiên Chúa giáo, đã trở thành biểu tượng được sử dụng quan trọng của Chúa Giê-su trong Giáo hội Công giáo La Mã. Trong khi đó, sự phán xét cuối cùng lại trở thành cảm hứng quan trọng cho bức họa của Michelangelo và các kiến trúc Trung cổ.
Tranh chúa hài đồng và hội họa phương Tây
Sự xuất hiện của tranh chúa hài đồng trong nghệ thuật, cùng với mẹ là Maria đã khởi nguồn từ Công đồng Ephesus năm 431, trong đó nhấn mạnh bà Maria chính là Đức Mẹ. Chúng ta chủ yếu nhìn thấy họ cùng xuất hiện trong các bức tranh. Mặc dù có một số hình ảnh nổi tiếng về Maria mà không có chúa.
Theo truyền thống Chính thống giáo phương Đông, từ khoảng thế kỷ thứ VI cho đến nay. Chúa hài đồng là một cậu bé xinh đẹp. Tuy nhiên, khi nhìn vào những bức tranh chúa hài đồng, mọi người thường không chỉ có cảm xúc yêu thích như với một đứa trẻ bình thường.
Tranh chúa Giê-su thời Trung Cổ ở Châu Âu
Thay vào đó, người xem bị lôi cuốn vào câu chuyện về hành động của Đức Chúa Trời trong việc trở thành con người. Xét trong nghệ thuật phương Tây trong suốt thời Trung Cổ ở Châu Âu. Ảnh hưởng của sự quan tâm đến biểu hiện thần học cũng được thể hiện rõ ràng với những bức tranh chúa hài đồng ngồi dậy trong tư thế chững chạc.
Với sự xuất hiện của thời kỳ Phục hưng ở Ý từ thế kỷ 14, việc khắc họa em bé trở nên sống động hơn rất nhiều. Ở Ý, tầng lớp trung lưu muốn những bức chân dung gia đình với những đứa con phải trông tự nhiên và đẹp đẽ. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật; cũng làm thay đổi hoàn toàn cách khắc họa trong những bức tranh chúa hài đồng.
Tranh chúa Giê-su Sau thời kỳ Phục hưng
Phong cách Baroque trong dòng tranh Chúa Giê-su càng lộng lẫy và được trang trí công phu. Trong thời kỳ cuối của phong cách Baroque, hay Rococo, những hình ảnh này thậm chí còn trở nên lộng lẫy xa hoa hơn. Một bức tranh chúa hài đồng điển hình của thời kỳ này vươn ra thế giới với cánh tay dang rộng. Khuôn mặt bầu bĩnh và nằm trên đống rơm mạ vàng. Vào thời kỳ hiện đại, chủ nghĩa thế tục gia tăng nhanh chóng. Như vậy trọng tâm của nghệ thuật chuyển sang các đối tượng phi tôn giáo.
Tranh chúa Giê-su Vào thế kỷ 19
Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật Thiên chúa giáo đều là bản sao của các bức tranh trước đó. Hình ảnh đẹp có ít nội dung biểu tượng hoặc liên quan đến tôn giáo ngày càng gia tăng.
Với những câu chuyện thú vị theo dòng thời gian lẫn các địa danh khác nhau. Bạn đã có thể tự tin mình hiểu về tranh chúa Giê-su đến thế nào qua những thông tin Chúa Giê-su là ai. Cuộc đời và cuộc khổ nạn của chúa Giê-su. Cũng như hình ảnh về Chúa Giê-su và tranh chúa hài đồng qua từng thời kỳ. Trên đây là những thông tin bổ ích mình muốn chia sẻ đến quý bạn đọc.
Dịch vụ tranh treo tường tại AN MÂY
- Phone/Zalo: 0943780088
- Website: AN MÂY
- Fanpage: Xuonginanmay
- Email: xuonginanmay@gmail.com
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và mua tranh treo tường nghệ thuật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ zalo: 0943 780 088
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dòng tranh treo tường khác tại website: AN MÂY
Với hơn 10 năm kinh nghiệm thâm niên trong ngành tranh ảnh, AN MÂY hứa hẹn đem đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
15 thoughts on “Thế giới Tranh Chúa Giê-su – Bạn đã hiểu hết chưa? -AN MÂY”